Quy trình hạch toán nghiệp vụ chủ đầu tư

Chế độ kế toán áp dụng

Hệ thống kế toán áp dụng cho các đơn vị chủ đầu tư không thành lập BQLDA được quy định và hướng dẫn tại Thông tư 195/2012/TT-BTC và dựa trên cơ sở Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo TT số  /2023/TT-BTC 

Một số nghiệp vụ hạch toán đặc thù

Một số tài khoản sử dụng

  • TK 009: Dự toán đầu tư XDCB
  • TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang (TK 2412)

Phương pháp hạch toán 1 số nghiệp vụ đặc thù

1. Khi được giao dự toán chi đầu tư XDCB

Nợ TK 009: Dự toán đầu tư XDCB (0092 – Chi tiết theo từng dự án)

2. Rút và chi kinh phí đầu tư XDCB do ngân sách hoặc cấp trên cấp theo dự toán:

  1. Đối với thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành
  • Khi rút thực chi, ghi:

Nợ TK 2412: XDCB dở dang  (24121)

     Có  TK 511

Đồng thời ghi: Có TK 009 – Dự toán chi đầu tư  (Thực chi)

  • Khi rút tạm ứng, ứng trước cho nhà thầu:

Nợ TK 331

       Có TK 1351

Đồng thời ghi: Có TK 009 – Dự toán chi đầu tư  (Tạm ứng)

b. Đối với chi phí quản lý dự án

  • Rút chi phí quản lý dự án tính theo tỷ lệ phần trăm vào công trình, chuyển vào tài khoản tiền gửi của Ban quản lý dự án: 

           Nợ TK 2412: XDCB dở dang (24121)

                  Có TK 511: Doanh thu từ kinh phí hoạt động NSNN cấp

           Đồng thời ghi: Có TK 009 – Dự toán chi đầu tư XDCB (Thực chi)

          Căn cứ giấy báo có của ngân hàng, kho bạc ghi: Nợ TK 112/ Có TK 518

  • Rút dự toán thanh toán từng lần các khoản chi phí quản lý dự án: 

         * Rút chuyển khoản thực chi cho nhà cung cấp ghi :

              Nợ TK 24121/ Có TK 511

              Đồng thời ghi: Có TK 009 – Dự toán chi đầu tư XDCB (Thực chi)

              Đồng thời ghi: Nợ TK 642/ Có TK 518

         * Rút tạm ứng bằng tiền: 

             + Khi rút tạm ứng ghi: 

                   Nợ TK 111, 112/ Có TK 135

                   Đồng thời ghi: Có TK 009 – Dự toán chi đầu tư XDCB(tạm ứng)

             + Khi chi mua tài sản, vật tư,… từ chi phí quản lý dự án:

                   Nợ TK 152, 153, 211, 642…./ Có TK 111, 112 

                   Đồng thời ghi: Nợ TK 135/Có TK 518

              + Khi tính hao mòn, khấu hao tài sản, xuất vật tư nhập kho phục vụ hoạt động quản lý dự án:

                   Nợ TK 6422/ Có TK 214, 152, 153

             + Cuối kỳ căn cứ vào chi phí quản lý dự án được phân bổ vào từng công trình ghi:

                   Nợ TK 24121/ Có TK 511   

3. Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng:

Khi công trình hoàn thành, việc nghiệm thu tổng thể đã được thực hiện xong, tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng: Nếu quyết toán được duyệt ngay thì căn cứ vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư được duyệt để ghi sổ. Nếu quyết toán chưa được phê duyệt thì ghi tăng giá trị của tài sản hình thành qua đầu tư theo giá tạm tính (Giá tạm tính tối đa bằng chi phí đã tập hợp trên tài khoản 24121). Cả 2 trường hợp, kế toán ghi:

Nợ các TK 211, 213

Có TK 241 – Mua sắm, xây dựng cơ bản dở dang (24122)

4. Khi quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành được duyệt thì kế toán điều chỉnh lại giá trị tạm tính theo giá trị tài sản được duyệt, ghi:

– Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị lớn hơn giá tạm tính, ghi:

Nợ TK 24122: Giá trị tạm tính

Nợ TK 211, 213 

       Có TK 24121: Giá trị quyết toán được phê duyệt

– Nếu giá trị tài sản hình thành qua đầu tư XDCB được duyệt có giá trị nhỏ hơn giá trị tạm tính:

Nợ TK 24122: Giá trị tạm tính

       Có TK 24121: Giá trị quyết toán được phê duyệt

       Có TK 211, 213

5. Trường hợp số kinh phí đầu tư XDCB đã nhận nhưng chưa sử dụng hết, ghi:

Nợ TK 135: Phải thu kinh phí được cấp (Nếu rút tạm ứng)

          Nợ TK 511: Doanh thu từ kinh phí hoạt động NSNN cấp (Nếu rút thực chi)

Có TK 111, 112

Đồng thời, ghi:

Có TK 00921/00922: Số tiền trả lại ngân sách do không sử dụng hết (ghi âm)

Ví dụ

Ví dụ: Kế toán căn cứ vào quyết định phê duyệt đầu tư dự án và kế hoạch vốn năm, ghi nhận các thông tin chung về dự án để quản lý tình hình thực hiện dự án.

– Tên dự án: Xây dựng nhà thể chất.

– Địa điểm xây dựng: Đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Tổng mức đầu tư: 2.500.000.000đ.

Trong đó:

  • Chi phí xây dựng: 1.300.000.000đ.
  • Chi phí thiết bị: 400.000.000đ.
  • Chi phí quản lý dự án: 350.000.000đ.
  • Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 150.000.000đ.
  • Chi phí khác: 300.000.000đ.

– Ngày 25/03/2024, đơn vị nhận dự toán, số tiền: 2.500.000 đồng.

– Ngày 05/05/2024, nhận đầu tư vốn bằng 600 Bao Xi măng, 10.000 viên gạch, 300 cây thép phi 22, đơn vị thực hiện nhập kho.

– Ngày 10/05/2024, đơn vị chuyển khoản kho bạc thanh toán tiền mua NVL xây dựng, số tiền 200.000.000đ và mua sắm máy móc: 150.000.000 đ.

– Ngày 15/05/2024, rút dự toán về tài khoản tiền gửi để chi cho các hoạt động tại đơn vị: 150.000.000 đ

– Ngày 20/05/2024, chi tư vấn thiết kế dự án, số tiền 150.000.000đ

– Ngày 02/06/2024, xuất kho NVL cho XDCB: Gạch 960 viên, Thép 195 cây, Xi măng 700 bao.

– Ngày 30/11/2024 hoàn thành việc xây dựng sân cầu lông, nguyên giá tạm tính: 2.500.000.000đ.

– Ngày 30/12/2024 sau khi quyết toán ghi giảm nguyên giá 50.000.000 đồng.

Quy trình thực hiện
  • Bước 1: Nhận quyết định và ghi nhận kế hoạch vốn năm.
  • Bước 2: Thực hiện rút vốn đầu tư và chi đầu tư.
  • Bước 3: Quyết toán vốn hàng năm.
  • Bước 4: Quyết toán giá trị công trình hoàn thành.
  • Bước 5: Bàn giao tài sản, ghi tăng tài sản.
  • Bước 6: Thực hiện quyết định xử lý sau quyết toán (nếu có).
Các bước thực hiện

Lưu ý: Để hạch toán được nghiệp vụ Chủ đầu tư, anh/chị cần phải thiết lập tại:

1. Vào Hệ thống/Tùy chọn.

2. Chọn Nghiệp vụ, sau đó tích chọn Kế toán chủ đầu tư không thành lập ban quản lý dự án.

3. Nhấn Áp dụng.

Bước 1: Nhận quyết định và ghi nhận kế hoạch vốn năm

a. Khai báo dự án

1. Vào Danh mục/Chương trình mục tiêu, Dự án.

2. Nhấn Thêm/Thêm dự án.

3. Khai báo các thông tin về dự án.

  • Mã dự án, Tên dự án.
  • Số hiệu dự án, Thuộc CTMT, dự án, Ngày bắt đầu, Ngày kết thúc, Phòng/Ban,…

  • Để khai báo chi tiết cơ cấu vốn, anh/chị chọn Chi tiết.

  • Nhấn Cất.

Lưu ý: Nếu dự án có chia ra nhiều công trình, hạng mục công trình thì tạo thêm các công trình thuộc dự án, hạng mục công trình thuộc công trình.

Ví dụ: Dự án đầu tư XDCB có 2 công trình: Xây dựng sân tập bóng rổ, xây phòng tập cầu lông.

  • Chọn CTMT, Dự án trên danh sách, nhấn Thêm/Thêm công trình/HMCT.

  • Khai báo các thông tin Công trình, HMCT.

  • Nhấn Cất.

b. Nhận dự toán

1. Vào nghiệp vụ Kho bạc/Nhận dự toán.

2. Tích chọn Đầu năm.

3. Khai báo Thông tin chung, Chứng từ.

4. Khai báo thông tin hạch toán: nhập TK Nợ 0092, Số tiền, MLNS, Nhóm mục chi, Tài khoản NHKB, CTMT, dự án, Cơ cấu vốn.

5. Nhấn Cất.

Bước 2: Rút vốn đầu tư và chi đầu tư

a. Rút vốn đầu tư 

Ví dụ rút dự toán chuyển khoản thanh toán tiền mua NVL xây dựng cho nhà cung cấp.

1. Vào Rút dự toán, chọn hình thức rút dự toán. Ví dụ Rút dự toán chuyển khoản.

2. Khai báo các thông tin trên chứng từ Rút dự toán chuyển khoản

– Trường hợp rút tạm ứng:

Nợ TK 2412 – Xây dựng cơ bản dở dang (24121)

Có TK 135: Phải thu kinh phí được cấp (1351)

Đồng thời, ghi:

Có TK 009 (00921): Số tiền rút tạm ứng

                   Nợ TK 1351/ Có TK 511

– Trường hợp rút thực chi:

Nợ TK 2412 – Xây dựng cơ bản dở dang (21421)

Có TK 511: Doanh thu từ kinh phí hoạt động NSNN cấp

Đồng thời, ghi:

Có TK 009 (00922): Số tiền rút thực chi

3. Nhấn Cất.

4. Phần mềm tự động sinh chứng từ Chuyển khoản kho bạc, anh/chị sửa lại TK Nợ 2412, TK Có 511, 1351

5. Tại phần Hạch toán đồng thời, anh/chị nhập TK Có 0092x.

6. Nhấn Cất. Nhấn Không trên thông báo để chương trình giữ nguyên hạch toán đồng thời anh/chị vừa nhập ở trên.

b. Chi đầu tư

Rút dự toán tiền gửi để chi cho các hoạt động XDCB tại đơn vị:

1. Vào nghiệp vụ Kho bạc/Rút dự toán/Rút dự toán tiền gửi.

2. Khai báo thông tin trên chứng từ Rút dự toán tiền gửi.

3. Nhấn Cất. Phần mềm tự động sinh chứng từ Chuyển khoản kho bạc vào TK tiền gửi:

  • Hạch toán Nợ TK 1121/Có TK 511(Nếu rút thực chi), 1351 (Nếu rút tạm ứng).
  • Tại tab Hạch toán đồng thời, sửa lại TK Có 00922.

4. Nhấn Cất.

Chi các hoạt động XDCB tại đơn vị:

1. Vào nghiệp vụ Tiền gửi/Chi tiền/Chi tiền gửi.

2. Khai báo Thông tin chung, Chứng từ.

3. Khai báo thông tin hạch toán: nhập TK Nợ 24121, TK Có 1121, Số tiền, MLNS, CTMT, Dự án, Cơ cấu vốn.

4. Nhấn Cất.

Xuất kho NVL sử dụng cho công trình:

1. Vào nghiệp vụ Vật tư hàng hóa/Xuất kho/Xuất kho.

2. Khai báo thông tin trên chứng từ Xuất kho.

3. Nhấn Cất.

Bước 3: Định kỳ hàng năm, các đơn vị Chủ đầu tư không thành lập BQLDA thực hiện nộp các báo cáo lên cấp trên

Đơn vị lập báo cáo quyết toán áp dụng cho Kế toán chủ đầu tư không thành lập ban quản lý dự án.

1. B02-CĐT: Nguồn vốn đầu tư

2. B03-CĐT: Thực hiện đầu tư

3. F02-CĐT: Chi tiết nguồn kinh phí đầu tư

4. F03A-CĐT: Thực hiện đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình

5. F03B-CĐT: Quyết toán vốn đầu tư theo dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao sử dụng.

6. F03C-CĐT: Chi phí khác

Ví dụ in báo cáo B02-CĐT: Nguồn vốn đầu tư

Bước 4: Bàn giao tài sản, ghi tăng tài sản tạm tính

Khi công trình hoàn thành, được bàn giao, nghiệm thu công trình. Sau khi công trình được nghiệm thu và bàn giao sử dụng thực hiện như sau:

1. Vào nghiệp vụ Tài sản cố định, chọn Khai báo Tài sản cố định. Nhấn Thêm.

2. Khai báo Thông tin chung của tài sản.

3. Khai báo Thông tin hao mòn/khấu hao của tài sản.

4. Khai báo thêm thông tin tại tab Phụ tùng kèm theo (nếu có).

5. Nhấn Cất. Hệ thống hiển thị thông báo sinh chứng từ ghi tăng cho tài sản, tích chọn Nhận bằng hiện vật, nhấn .

6. Trên chứng từ Nhận bằng hiện vật và ghi tăng tài sản cố định, hệ thống tự động hạch toán TK Nợ 211, TK Có 511. Anh/chị sửa lại TK Có 24122. Nhấn Cất.

Bước 5: Quyết toán giá trị công trình hoàn thành

Đơn vị lập các phụ biểu phục vụ quyết toán giá trị công trình hoàn thành theo Thông tư 09/2016/TT-BTC, bao gồm các báo cáo:

1. 01/QTDA: Báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành.

2. 04/QTDA: Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo công trình, hạng mục công trình hoàn thành.

3. 07/QTDA: Tình hình thanh toán và công nợ của dự án.

 

Anh/chị nhập các thông tin bổ sung. Nhấn Đồng ý để in Phụ biểu.

Bước 6: Đánh giá lại tài sản (nếu có)

Ví dụ đưa ra là đánh giá giảm nguyên giá của tài sản, số tiền: 10.000.000 đồng. Đơn vị thực hiện như sau:

1. Vào nghiệp vụ Tài sản cố định, chọn Đánh giá lại/Đánh giá lại.

2. Chọn tài sản cần đánh giá lại.

3. Tại phần Thông tin điều chỉnh, nhập lại Nguyên giá.

4. Nhấn Hạch toán.

  • Tại dòng Điều chỉnh nguyên giá giảm tài sản, sửa TK Nợ 24122.

5. Nhấn Cất.

 

Cập nhật 02/10/2023

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY