Cuối năm, căn cứ vào Bảng tính hao mòn TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình hiện có:
a. TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN hoặc nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài, phí lệ phí để lại dùng cho hoạt động hành chính, hoạt động dự án, ghi:
Nợ TK 611, 612
Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ
b. TSCĐ hình thành từ Quỹ phúc lợi:
Nợ TK 35332: Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ
Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ
c. TS hình thành từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:
– Tính hao mòn TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động hành chính), ghi:
Nợ TK 611, 612 – Chi phí hoạt động
Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ
– Trích khấu hao TSCĐ (nếu dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ), ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang hoặc:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ
Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ
– Cuối năm, phản ánh số khấu hao, hao mòn đã trích (tính) trong năm:
Nợ 431 – Các quỹ thuộc đơn vị (4311) (số hao mòn và khấu hao đã tính) (trích)
Có TK 421 – Thặng dư (thâm hụt) luỹ kế (4211) (số hao mòn, khấu hao đã tính)
1. Cuối năm, kế toán tính hao mòn (đối với các TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp) và tính khấu hao TSCĐ (đối với TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD) theo quy định.
2. Kế toán hạch toán nghiệp vụ hao mòn và ghi sổ TSCĐ.
1. Vào nghiệp vụ Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác\Chứng từ nghiệp vụ khác.
2. Khai báo thông tin trên Chứng từ nghiệp vụ khác:
- Nhập Diễn giải.
- Nhập thông tin Chứng từ.
- Nhập thông tin chi tiết của chứng từ.
3. Nhấn Cất.