Mô tả nghiệp vụ
Khi xem tổng 2 chỉ tiêu Các khoản phải thu ngắn hạn khác (mã số 136) và chỉ tiêu Các khoản phải thu dài hạn khác (mã số 184) khác với tổng số dư Nợ các TK 137, 138, 141, 242, 338 trên sổ S05-H: Bảng cân đối số phát sinh
Nguyên nhân
- Do chỉ tiêu Các khoản phải thu khác trên báo cáo B01/BCTC: Báo cáo tình hình tài chính đang bằng tổng số dư Nợ các TK 138 (chi tiết theo từng đối tượng công nợ), 338 (chi tiết theo từng đối tượng công nợ), 137, 141, 242, 248, 338
- Trong khi đó, trên Sổ S05-H: Bảng cân đối số phát sinh (Mẫu theo thông tư /2023) thể hiện đúng số dư của các TK 137, 141, 242, 248, tuy nhiên số dư của TK 338 là số dư đã bù trừ giữa tổng số dư Nợ với tổng số dư Có của TK 338 theo đối tượng công nợ.
Giải pháp
1. Vào Báo cáo\Sổ kế toán\S05-H: Bảng cân đối phát sinh.
- Trên tham số báo cáo, chọn Mẫu báo cáo là Mẫu hiểu thị số dư hai bên
- Nhấn Xem báo cáo
- Kiểm tra và cộng tất cả số dư có cuối kỳ của các TK 137, 141, 242, 248, 338 sẽ bằng với chỉ tiêu Nợ phải trả khác trên B01/BCTC: Báo cáo tình hình tài chính. Thông thường chênh lệch này do đơn vị có phát sinh TK 3381 và cuối kỳ có số dư cả 2 bên:
2. Đơn vị thực hiện rà soát trên các chứng từ để bù trừ số liệu trên TK 338 như sau:
Bước 1: Vào Báo cáo/Báo cáo khác/Báo cáo tổng hợp công nợ để tìm các đối tượng còn dư có và dư nợ. Ví dụ trên S05-H đang có số dư Nợ, Có trên TK 3381
- Chọn Tài khoản: 3381
- Chọn tất cả đối tượng
- Báo cáo sẽ thể hiện đối tượng bên Nợ và đối tượng bên Có đã chọn trên chứng từ hạch toán.
Bước 2: Vào Báo cáo/Mua hàng/Báo cáo chi tiết công nợ phải trả.
- Chọn các đối tượng đang có dư Nợ và dư Có cuối kỳ chưa bù trừ cho nhau theo Báo cáo tổng hợp công nợ đã in ở Bước 1.
- Chọn TK 3381
- Đơn vị rà soát lại xem chứng từ nào chưa chọn đúng đối tượng thì tích vào chứng từ và sang phần 2.Thống kê chọn lại đúng đối tượng
Ví dụ: Khi xác định khoản phải thu khác chọn đối tượng: ĐT A, thì khi thu khoản này cần phải chọn ở Tab 2.Thống kê cũng đối tượng: ĐT A. Như vậy, cần sửa lại chứng từ thu tiền khoản phải thu khác này.
Bước 3: In lại sổ S05-H: Bảng cân đối số phát sinh & Báo cáo B01/BCTC để kiểm tra số liệu