Ghi tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành (Không dùng phân hệ TSCĐ và PM QLTS)

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

1. Ðịnh khoản

1. Đối với thanh toán khối lượng hoàn thành, ghi:

a. Trường hợp rút dự toán:

– Tạm ứng cho nhà thầu theo hợp đồng, ghi:

Nợ TK 331: Phải trả cho người bán

Có TK 135: Phải thu kinh phí được cấp

Đồng thời, ghi:

Có TK 009: Dự toán chi đầu tư (Tạm ứng) (00921)

– Khi thanh toán cho nhà thầu phần khối lượng đã hoàn thành, ghi:

Nợ TK 241: Mua sắm, đầu tư xây dựng dở dang (24121)

Có TK 331: Phải trả cho người bán (đối với phần đã tạm ứng hoặc hoặc phần giữ lại chưa thanh toán cho nhà thầy như bảo hành công trình)

Có TK 511: Doanh thu từ kinh phí NSNN cấp (đối với phần rút dự toán để trả)

Đồng thời, ghi:

Có TK 009: Dự toán chi đầu tư (Thực chi) (00922)

– Định kỳ, kết chuyển số tạm ứng đã thanh toán khối lượng hoàn thành, ghi:

Nợ TK 135: Phải thu kinh phí được cấp

Có TK 511: Doanh thu từ kinh phí NSNN cấp

b. Trường hợp sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi đầu tư, xây dựng dở dang, ghi:

Nợ TK 241: Mua sắm, đầu tư xây dựng dở dang (24121)

Có các TK 111, 112

2. Đối với thanh toán chi phí quản lý dự án

2.1. Trường hợp rút chi phí quản lý dự án tính theo tỷ lệ phần trăm vào dự án, công trình để chuyển vào tài khoản tiền gửi của Ban quản lý dự án: 

Nợ TK 241: Mua sắm, đầu tư xây dựng dở dang (24121)

Có TK 511: Doanh thu từ kinh phí NSNN cấp

Đồng thời, ghi:

Có TK 009 – Dự toán chi đầu tư

2.2. Trường hợp rút tạm ứng chi phí quản lý dự án bằng tiền: 

– Khi rút dự toán tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 135: Phải thu kinh phí được cấp

Đồng thời, ghi:

Có TK 009 – Dự toán chi đầu tư (Tạm ứng) (00921)

– Khi mua sắm TSCĐ từ chi phí quản lý dự án, ghi:

Nợ TK 211: Tài sản cố định của đơn vị

Có các TK 111, 112

– Cuối kỳ căn cứ vào chi phí quản lý dự án được phân bổ vào từng công trình ghi:

Nợ TK 241: Mua sắm, đầu tư xây dựng dở dang (24121)

Có TK 511: Doanh thu từ kinh phí NSNN cấp

3. Trường hợp bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng:

Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa TSCĐ đưa vào sử dụng, căn cứ giá trị quyết toán vào TK 24122 (giá trị hạch toán tối đa bằng chi phí đã tập hợp trên tài khoản 24121), ghi:

Nợ TK 211: Tài sản cố định của đơn vị (theo giá tạm tính)

Nợ TK 241: Mua sắm, đầu tư xây dựng dở dang (24122)

4. Khi được phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành:

Nợ TK 241: Mua sắm, đầu tư xây dựng dở dang (24122) 

Nợ TK 211: Tài sản cố định của đơn vị (trường hợp giá trị quyết toán lớn hơn giá trị tạm tính)

Có TK 241: Mua sắm, đầu tư xây dựng dở dang (24121) (giá trị quyết toán được phê duyệt)

Có TK 211: Tài sản cố định của đơn vị (trường hợp giá trị quyết toán nhỏ hơn giá trị tạm tính)

2. Mô tả nghiệp vụ

1. Dựa vào kế hoạch đầu tư XDCB TSCĐ từ đầu năm, đơn vị lên kế hoạch thực hiện công trình, và xây dựng dự toán (chi phí) xây dựng công trình. Đối với công trình xây lắp, dự toán được xây dựng dựa trên phần bóc tách khối lượng xây lắp của bộ phận kỹ thuật.

Ví dụ: Để xây dựng nhà kho rộng 200m2 theo kiểu nhà cấp 4, thì dựa trên diện tích nền, diện tích tường, chiều cao, các yêu cầu về xây dựng khác, bộ phận lập dự toán xác định được khối lượng nguyên vật liệu, khối lượng nhân công và các chi phí khác để xây dựng lên nhà kho, và nhân với đơn giá dự toán ra tổng dự toán của công trình (tổng mức đầu tư).

2. Sau khi dự toán được phê duyệt, đơn vị ra quyết định lựa chọn phương thức thực hiện XDCB là tự làm hay lựa chọn nhà thầu.

3. Việc nghiệm thu công trình có thể tiến hành thành từng đợt hoặc nghiệm thu 1 lần dựa trên khối lượng hoàn thành thực tế.

4. Tuy nhiên, khi công trình được hoàn thành nghiệm thu toàn bộ và được đưa vào sử dụng, thì qui trình ghi nhận tăng tài sản từ xây dựng cơ bản hoàn thành như sau:

  • Nghiệm thu quyết toán công trình.
  • Bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng.
  • Điền vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ.
3. Hướng dẫn trên phần mềm

1. Vào Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác\Chứng từ nghiệp vụ khác.

2. Khai báo các thông tin trên chứng từ Chứng từ nghiệp vụ khác.

  • Nhập thông tin chứng từ: Diễn giải.
  • Nhập chi tiết chứng từ: Nguồn, Chương, Khoản, Tiểu mục, Số tiền.

3. Nhấn Cất.

Cập nhật 16/09/2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY